Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm (陳昑) là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.
Vua nhà TrầnTrị vì 1278 – 1293Tiền nhiệmTrần Thánh TôngThái thượng hoàngTrần Thánh TôngKế nhiệmTrần Anh TôngThái thượng hoàng nhà TrầnTại vị 1293 – 1308Tiền nhiệmTrần Thánh TôngKế nhiệmTrần Anh TôngThời vuaTrần Anh Tông VợBảo Thánh hoàng hậu
Tuyên Từ hoàng hậu[hiện]Hậu duệTên húyTrần KhâmNiên hiệuThiệu Bảo (1278 – 1285)
Trùng Hưng (1285 – 1293)Thụy hiệuDài: Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế
Ngắn: Hiếu Hoàng đếMiếu hiệuNhân TôngHoàng tộcNhà TrầnThân phụTrần Thánh TôngThân mẫuThiên Cảm hoàng hậuSinh7 tháng 121258Mất16 tháng 121308 (50 tuổi)
Việt NamAn tángĐức lăngNghề nghiệpSư tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên TửTôn giáoPhật giáo

Thân thế

Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm. Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, sinh ngày 11 tháng Một âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (tức 7 tháng 12 năm 1258).

Cai trị

Ngày 22 tháng Mười âm lịch năm Mậu Dần (tức 8 tháng 11 năm 1278), ông được vua cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi, tức vua Trần Nhân Tông. Ông ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, qua đời ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức lăng (nay thuộc tỉnh Thái Bình).

Bấy giờ nhà Nguyên sai sứ sang hạch điều này, trách điều nọ, triều đình cũng có nhiều việc bối rối. Nhưng nhờ có Thượng hoàng Thánh Tông còn coi mọi việc và các quan trong triều nhiều người có tài trí, Nhân Tông lại là một vị vua thông minh và quả quyết, mà trong nước từ vua quan đến dân chúng đều một lòng cả, nên từ năm 1285 đến 1287, Nguyên Mông hai lần sang đánh Đại Việt nhưng bị đập tan.

Ngoài ra, quân Ai Lao thường hay quấy nhiễu biên giới, bởi vậy năm 1290 nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp.

Niên hiệu

  • Thiệu Bảo (1278 – 1285)
  • Trùng Hưng (1285 – 1293)

Xuất gia

Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm[1]Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử,[2] lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc này.

Ông qua đời ngày 3 tháng Một âm lịch năm Mậu Thân (tức 16 tháng 12 năm 1308), được an táng ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.

Tại Hà Nội có phố Trần Nhân Tông trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.

Tác phẩm

Tác phẩm của Trần Nhân Tông có:

  • Thiền lâm thiết chủy ngữ lục (Ngữ lục về trùng độc thiết chủy trong rừng Thiền)
  • Tăng già toái sự (Chuyện vụn vặt của sư tăng)
  • Thạch thất mỵ ngữ (Lời nói mê trong nhà đá)
  • Đại hương hải ấn thi tập (Tập thơ ấn chứng của biển lớn nước thơm)
  • Trần Nhân Tông thi tập (Tập thơ Trần Nhân Tông)
  • Trung Hưng thực lục (2 quyển): chép việc bình quân Nguyên xâm lược.

Các phẩm trên đều đã thất lạc, chỉ còn lại 25 bài thơ chép trong Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục[3].

Giới thiệu thi phẩm

Thiền sư Việt Nam
Sơ khaiKhương Tăng HộiMâu TửThiền phái Tì-ni-đa-lưu-chiPháp HiềnHuệ NghiêmThanh BiệnĐịnh KhôngĐinh La QuýVô NgạiPháp ThuậnThiền ÔngSùng PhạmMa HaPháp BảoVạn HạnhĐịnh HuệĐạo HạnhTrì BátThuần ChânĐạo PhápHuệ SinhMinh KhôngBản TịchThiền NhamQuảng PhúcKhánh HỉGiới KhôngPháp Dung, Thảo NhấtTrí ThiềnĐạo LâmChân KhôngTịnh ThiềnDiệu NhânViên HọcViên Thông,Y SơnThiền phái Vô Ngôn ThôngCảm ThànhThiện HộiVân PhongKhuông ViệtĐa BảoĐịnh HươngThiền LãoViên ChiếuCứu ChỉBảo TínhMinh TâmQuảng TríLý Thái TôngThông BiệnĐa VânMãn GiácNgộ ẤnBiện TàiĐạo HuệBảo GiámKhông LộBản TịnhBảo GiácViên TríGiác HảiTrí ThiềnTịnh GiớiTịnh KhôngĐại XảTín HọcTrường NguyênTĩnh LựcTrí BảoMinh TríQuảng NghiêmThường ChiếuTrí ThôngThần NghiThông ThiềnHiện QuangTức LựỨng ThuậnThiền phái Thảo ĐườngLý Thánh TôngBát NhãNgộ XáNgô Ích, Hoằng MinhKhông LộĐịnh GiácĐỗ Anh VũPhạm ÂmLý Anh TôngĐạt MạnTrương Tam TạngChân Huyền, Đỗ ThườngHải TịnhLý Cao Tông, Nguyễn Thức, Phạm Phụng NgựThiền phái Trúc Lâm Yên TửĐạo ViênThông ThiềnNhật ThiểnTức LựChí NhànỨng ThuậnTiêu DaoTuệ Trung Thượng SĩTrần Thái TôngTrần Nhân TôngThạch KimPháp LoaHương SơnPháp CổHuyền QuangCảnh HuyQuế ĐườngHương Hải

Trần Nhân Tông còn là một nhà thơ Thiền xuất sắc trong dòng thơ thời Lý-Trần.

Xuân hiểuThụy khởi khải song phiBất tri xuân dĩ quyNhất song bạch hồ điệpPhách phách sấn hoa phi Buổi sớm mùa xuânNgủ dậy ngỏ song mâyXuân về vẫn chửa hay,Song song đôi bướm trắng,Phất phới sấn hoa bay.(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Hạnh Thiên Trường hành cungCảnh thanh u vật diệc thanh uThập nhất tiên châu thử nhất châu.Bách bộ sinh ca, cầm bách thiệt,Thiên hàng nô bộc, quất thiên đầuNguyệt vô sự chiếu nhân vô sựThủy hữu thu hàm thiên hữu thu.Tứ hải dĩ thanh, trần dĩ tĩnhKim niên du thắng tích niên du. Dạo chơi hành cung Thiên TrườngCảnh thanh u vật cũng thanh uMười mấy châu tiên ấy một châu.Trăm tiếng đàn chim, dàn nhạc hátNghìn hàng đám quít, đám quân hầuTrăng vô sự chiếu người vô sựNước có thu lồng trời có thu.Vừa bốn bể trong, vừa bụi lặngĐộ xưa so với độ nay thua.(Bản dịch Khuyết danh)
Cư trần lạc đạo phúCư trần lạc đạo thả tùy duyênCơ tắc xa hề khốn tắc miênGia trung hữu bảo hưu tầm mịchĐối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.[4] Dịch nghĩa:Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạoĐói thì ăn, mệt thì ngủTrong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khácĐối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi thiền nữa.Cảnh thanh u vật cũng thanh u[5]

Gia quyến

Tượng Giác Hoàng Trần Nhân Tông đặt trong tháp Huệ Quang

Nhận định

Đại Việt sử ký toàn thư của các sử gia thời Hậu Lê nhận định về ông:

Vua nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần. Song để tâm nơi kinh Phật, tuy nói là để siêu thoát, nhưng đó không phải là đạo trung dung của thánh nhân.
—Đại Việt Sử Ký Toàn Thư[7].

Tượng đài

Công trình tượng đài Trần Nhân Tông được xây dựng tại khu vực An Kỳ Sinh, trên non thiêng Yên Tử có kinh phí đầu tư gần 70 tỷ đồng.

Tượng đài với các phần: Đài sen và tượng được đúc bằng đồng liền khối (nguyên liệu nhập từ Australia), nặng khoảng 100 tấn, cao 9,9 m. Bệ đỡ tượng cao 2,9m; rộng 7,25m, kết cấu bằng bê tông cốt thép cường độ chịu lực cao; sân hành lễ, bậc đá, khuôn viên được lát bằng đá phiến tự nhiên.

Chú thích

  1. ^ VỊ SƯ TỔ CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
  2. ^ Vì sao vua Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành?
  3. ^ Theo GS. Nguyễn Huệ ChiTừ điển văn học (bộ mới). Nxb Thế giới, 2004, tr. 1790.
  4. ^ Họa bài Cư trần lạc đạo
  5. ^ Thơ văn Lý Trần – tập 2 – NXB Khoa Học Xã Hội – Hà Nội – 1989. Trang 510
  6. ^ Hội đình Cổ Nhuế
  7. ^ Nhân Tông hoàng đế
Để lại một bình luận

Sống Hạnh Phúc Kiến Tạo

X