Võ Trường Toản! Thầy được các sĩ phu Nam Bộ tôn là “Thái sơn Bắc đẩu”

Ý NGHĨA TÊN TRƯỜNG

Mẫu hình “Thành phố Đại học” đang vươn mình phát triển nơi vùng đất chín rồng vô cùng vinh dự và tự hào được mang tên Võ Trường Toản – Một trong những người thầy đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam. Nổi tiếng là thầy đồ học rộng, tài cao, uyên bác hơn người, luôn được thế hệ con cháu nhắc đến và vinh danh.

Thầy được các sĩ phu Nam Bộ tôn là “Thái sơn Bắc đẩu”. Suốt cuộc đời, thầy đã sống thanh bạch không màng danh lợi, không chịu ra làm quan, mà chỉ chuyên tâm đọc sách, viết sách và dạy học.

Thầy chú tâm vào việc đào tạo môn sinh nên người và thành tài. Thầy đã mở trường đào tạo những nhà chính trị quân sự, văn hóa, giáo dục kiệt xuất nổi danh ở đất Gia Định thời bấy giờ. Các thế hệ nho sĩ và sĩ phu ở Gia Định xưa, dù không trực tiếp thọ giáo thầy nhưng đều là học trò của các môn đệ do thầy đào tạo. Tất cả đều rất kính trọng tài đức và học thông sách của thầy truyền lại.

Triết lý giáo dục sâu xa của Võ Trường Toản trải qua gần 300 năm vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa. Tiếp nối nghề cao quý ấy, toàn thể cán bộ, giảng viên luôn tâm niệm gắng sức xây dựng Trường Đại học Võ Trường Toản ngày càng lớn mạnh cả nguồn nhân lực và vật lực. Tập trung đào tạo thế hệ nhân tài cho đất nước trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế với nền tảng đầu tiên là đạo đức, xứng đáng với tên gọi cụ đồ đạo cao, đức trọng Võ Trường Toản.

Để bây giờ và mãi về sau, tên tuổi của cụ sáng ngời như tấm gương sáng về truyền thống hiếu học và tinh thần nghìn năm văn hiến của dân tộc.

Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG

logo mau chuanBiểu tượng chính thức Trường Đại học Võ Trường Toản

Logo Trường Đại học Võ Trường Toản có hình dáng của một chiếc khiên. 

– Chiếc khiên – Biểu tượng của sự cân bằng, rắn rỏi và bền vững.

Thể hiện thế đứng vững vàng của một trường đại học uy tín và chất lượng.

Chiếc khiên mạnh mẽ mang đặc tính bảo vệ, tại Trường Đại học Võ Trường Toản, mỗi sinh viên là một công dân của “Thành phố Đại học” – Mang phong cách kiến trúc Châu Âu với chất lượng giáo dục đạt chuẩn và đều được hưởng một nền giáo dục chuyên nghiệp hiện đại mang tầm vóc khu vực.

Chiếc khiên tượng trưng cho lòng dũng cảm, Trường Đại học Võ Trường Toản luôn phấn đấu trở thành một tập thể thống nhất, tiến bước đi đầu trong công cuộc đào tạo nguồn nhân lực tri thức.

Chiếc khiên thể hiện ý chí kiên cường, sẵn sàng đương đầu vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, con đường vươn đến tầm cao tri thức có rất nhiều chông gai và thử thách, trong giai đoạn hoàn thiện cơ sở vật chất, Trường Đại học Võ Trường Toản vẫn luôn nỗ lực tạo môi trường học tập và sinh hoạt tốt nhất cho sinh viên tư duy sáng tạo.

Biểu tượng của Trường Đại học Võ Trường Toản có một đỉnh nằm ở vị trí trung tâm, nói lên tính năng phát triển thông qua ý nghĩa định hướng tập trung và mạnh mẽ. Thể hiện khát vọng hướng đến tương lai, hướng đến những gì tốt đẹp nhất trong hành trình khám phá những chân trời tri thức mới.

– Hình tượng hai bông lúa trang nhã màu vàng tạo thành vòng cung bao quanh, gợi liên tưởng về no ấm, hòa bình, hạnh phúc. Hạt lúa như biểu trưng toàn vẹn nhất cho thịnh vượng và phát triển lâu bền. Tạo mối liên tưởng đến nghề giáo cao quý, dưới mái trường Đại học Võ Trường Toản, những hạt giống tri thức đã được ươm mầm, vươn cao chồi non hy vọng và xanh tươi cành lá để chắp cánh cho mơ ước thành công.

Trường Đại học Võ Trường Toản tọa lạc tại cái nôi của nền văn minh lúa nước, nơi khởi đầu “con đường lúa gạo” vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cây lúa ngàn đời nuôi sống người dân Việt, vì vậy hình tượng bông lúa mang ý nghĩa thật đặc biệt và chính là đại diện đặc trưng nhất cho Tổ quốc Việt Nam.

– Biểu tượng quyển sách giữa logo với năm thành lập của trường mang ý nghĩa đây là một mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự ra đời của một “Thành phố Đại học”.

Từ đây, một trang sách mới hứa hẹn tương lai tươi sáng với nhiều điều tốt đẹp đã mở ra, nền giáo dục hiện đại như một quyển sách mở cung cấp kiến thức làm nền tảng để nhà trường truyền đạt đến sinh viên.

Tham khảo thêm về Cụ:
https://vnexpress.net/nguoi-duoc-menh-danh-cu-to-nganh-giao-duc-nam-ky-dat-sai-gon-xua-3877788.html

Võ Trường Toản hay Vũ Trường Toản (武長纘 hay 武長团,[1] 1709 – mất ngày 27 tháng 7 năm 1792; nhằm ngày 9 tháng 6 năm Nhâm Tý)[2], hiệu Sùng Đức do chúa Nguyễn Phước Ánh (còn gọi là Nguyễn Ánh, sau thống nhất đất nước trở thành hoàng đế Nguyễn Thế Tổ) phong tặng; là một nhà giáo Việt Nam nổi tiếng “học rộng, có tài thao lược và đức hạnh hơn người”[3] ở Gia Định vào thế kỷ XVIII.

Mục lục

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Theo GS. Trịnh Vân Thanh, thì tổ tiên Võ Trường Toản vốn là người Hoa lánh nạn Mãn Thanh sang cư trú ở Đàng Trong. Đến khi xảy ra cuộc hôn nhân của công nữ Ngọc Vạn, con gái thứ hai của Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên với vua Chân Lạp Chei Chetta (1668 – 1728), thì họ cũng từ miền Trung vào miền Nam lập nghiệp [4].

Về tiểu sử của ông đã được đại thần Phan Thanh Giản tóm tắt trong một bài văn bia bằng chữ Hán soạn năm Đinh Mão (1867), tạm dịch ra như sau: “Tiên sinh họ Võ, húy Trường Toản. Đời trước hoặc nói là người Thanh Kệ (Quảng Đức) [5], hoặc nói người Bình Dương (Gia Định) [6], trước thọ nghiệp cùng ai chưa biết rõ. Chỉ biết sở học của tiên sinh đã tới bậc dày dặn, đầy đủ, chất thật có thuật nghiệp thâm uyên thông đạt. Xảy hồi loạn Tây Sơn, tiên sinh ở ẩn mở trường dạy học[7], thường học trò đến mấy trăm. Ông Ngô Tùng Châu là môn sinh cao đệ nhất. Thứ đến là các ông Trịnh Hoài ĐứcPhạm Ngọc UẩnLê Quang ĐịnhLê Bá PhẩmNgô Nhơn Tịnh. Bậc danh sĩ là ông Chiêu, ông Trúc đều ẩn dật. Ngoài ra không kể hết được…Các ông ấy đều gặp hồi phong vận, thời trung hưng triều Gia Long đức bậc tôi hiền, có người hoặc sát thân để làm nên điều nhân, hoặc quên mình để trọng tiết nghĩa, thảy đều nên công nghiệp lớn…Lúc ngự vào Gia Định, đức Thế Tổ Cao Hoàng đế hằng triệu tiên sinh tới đối ứng…Tiên sinh không hứng ra làm quan, nên đại khái không thấy được sự nghiệp. Từ thuở tiên sinh lấy lối học nghĩa lý để giáo hóa, chẳng những đương thời đào tạo được nhiều bậc nhân tài, mà còn truyền thuật, giảng luận, trau dồi về sau”[8]Tượng Võ Trường Toản trong đền thờ

Võ Trường Toản mất ngày mồng 9 tháng 6 năm Nhâm Tý (tức 27 tháng 7 năm 1792).

Hiện nay văn thơ của Võ Trường Toản chỉ còn lưu truyền một bài “Hoài cổ phú”, viết bằng chữ Hán, dài 24 câu[9].

Được tôn kính[sửa | sửa mã nguồn]

Hay tin ông mất, chúa Nguyễn cảm mến, tiếc thương, ban từ hiệu là “Gia Ðịnh xử sĩ Sùng Đức Võ tiên sinh” (nghĩa là bậc xử sĩ Võ tiên sinh, người Gia Định, sùng về đạo đức và là như cha của Vua) để ghi vào mộ [10].

Để tưởng nhớ công đức của thầy (như cha), Vua Gia Long cũng có đôi liễn tưởng niệm:Sinh tiền giáo huấn đắc nhân, vô tử nhi hữu tửMột hậu thịnh danh tại thế, tuy vong giả bất vong”

Dịch nghĩa:Lúc sống, dạy dỗ được người, không con mà như cóKhi mất, tiếng tăm còn để, thân tan danh vẫn còn.[11].

Hiện trong Tụy Văn lâu nằm trong khuôn viên Văn Thánh Miếu Vĩnh Long có đặt bài vị thờ ông.

Khu mộ và đền thờ[sửa | sửa mã nguồn]

Hài cốt của nhà giáo Võ Trường Toản lúc đầu được chôn tại làng Hòa Hưng, là nơi ông từng ngồi dạy học (xem đình Chí Hòa). Theo Huỳnh Minh, chuẩn theo lời tâu của Phan Thanh Giản, năm 1852, vua Tự Đức đã ban chỉ “lập đền thờ, hiến ruộng để phụng sự, mỗi năm xuân thu cúng tế” cho ông [12].

Sau khi quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1862), Phan Thanh GiảnNguyễn Thông (đốc học Vĩnh Long), Phạm Hữu Chánh (hiệp trấn An Giang), hiệp cùng nhiều sĩ phu khác đã cải táng di cốt của Võ Trường Toản (cùng vợ và con) về xã Bảo Thạnh (Ba TriBến Tre), với ý nghĩa là không để mộ thầy nằm trong vùng cai quản của quân xâm lược. Ngày cải táng (28 tháng 3 âm lịch năm 1867), Nguyễn Thông đã thay mặt các nho sĩ đứng làm chủ lễ.Mộ Võ Trường Toản (trái), vợ (giữa) và con gái (phải)

Khu mộ của Võ Trường Toản được người ở xã Bảo Thạnh (trước đây gọi là làng Mù U) gọi là “khu mộ ông Hậu Tổ”, vì ông là người có công truyền dạy luân lý Khổng Mạnh ở vùng đất Đồng Nai – Gia Định. Ở đây, ngoài ngôi mộ ông, còn có mộ vợ và con gái (vợ chồng ông chỉ sinh được 1 gái, bị bệnh mất từ nhỏ). Cả ba đều được xây dựng theo dạng voi phục, nằm trong khuôn viên thoáng rộng. Ở ngoài khu mộ, phía bên phải là một nhà thờ nhỏ đẹp với mái cong, hai tầng, và bên trong có đặt tượng của ông.

Khu mộ và đền thờ đã được Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc giangày 24 tháng 1 năm 1998[13] và Quyết định số 2654/QĐ-UB của UBND tỉnh Bến Tre ban hành ngày 18/8/2000 mở rộng khu di tích trên phần đất thu hồi của ông Phan Văn Năm, hiện nay (2016) nhà ông Năm ở đối diện cổng chính và ông cũng là người đầu tiên coi sóc khu di tích mộ cụ Võ.

Để lại một bình luận

Sống Hạnh Phúc Kiến Tạo

X