GS Tạ Quang Bửu – Nhà bác học tự học!
Ông đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển khoa học và giáo dục Việt Nam.
Ngày 23/7/2021 là kỷ niệm 111 năm ngày sinh của cố GS Tạ Quang Bửu. Ông đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển khoa học và giáo dục Việt Nam.
“Bố tôi sinh năm 1910 khi sao chổi Halley xuất hiện và mất năm 1986 khi sao chổi Halley trở lại, đúng một chu kỳ 76 năm…” – ông Tạ Quang Chính, người con thứ tư của cố GS Tạ Quang Bửu mở đầu câu chuyện.
Ông Tạ Quang Bửu du học châu Âu vào thời kỳ các cuộc cách mạng thuyết tương đối và lượng tử diễn ra mạnh mẽ, và đã hấp thu được tinh thần đó trước khi trở về nước. Ngoài ông ra còn có Lê Văn Thiêm về toán học, Hoàng Thị Nga về vật lý, tiến sĩ khoa học đầu tiên của VN tại Pháp. Còn ai nữa có thể hấp thu tinh thần cuộc cách mạng khoa học đó? Phạm Quỳnh cũng từng qua đó, một cái đầu uyên bác thừa sức để hấp thu tinh thần thời đại, nhưng ông chỉ quan tâm về văn hóa.
Trong khi đó, Nhật Bản đã gửi nhiều sinh viên qua châu Âu học khoa học, tiếp cận được cả Einstein. Khi Einstein đến Nhật năm 1922, thì họ có người thông dịch từng học ở Đức, họ đã dịch xong Tuyển tập Einstein đầu tiên thế giới, và dịch cả quyển Thuyết tương đối hẹp và rộng của Einstein một năm trước đó. Họ cũng làm nghiên cứu chứ không phải chỉ có tiếp thu. Nói chung, họ đã theo kịp ngọn sóng cách mạng khoa học thời đại. Các nhà khoa học TQ cũng tiếp thu cuộc cách mạng khoa học qua Nhật Bản, và bắt đầu đi vào nghiên cứu, cho đến năm 1949.
Cảm ơn Ts Nguyễn Xuân Xanh đã chia sẻ.
Nhân.Edu.Vn
Mời anh chị xem bài về Gs Tạ Quang Bửu trên VietnamNet
Trên https://vi.wikipedia.org/wiki/Tạ_Quang_Bửu
Ngân Anh – Ảnh tư liệu của gia đình GS Tạ Quang Bửu
Nguồn: VietnamNet
Nhân.Edu.Vn