GS – BS Nguyễn Chấn Hùng

Chủ tịch Hội Ung Thư Việt Nam

GS – BS Nguyễn Chấn Hùng là một chuyên gia về ung bướu của Việt Nam. Ông là một vị bác sĩ được người đời quý trọng về cả y lý, y thuật lẫn y đức. Năm 1970, ông tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn, chuyên khoa Ung thư. Lý do ông chọn khoa Ung thư vì nhận thấy đó là “căn bệnh trên mọi căn bệnh”. Năm 1972 (mới 28 tuổi) ông trình luận án tiến sĩ. Năm 30 tuổi, ông đồng thời làm bác sĩ ở Bệnh viện Ung bướu (Gia Định) vừa dạy học ở Đại học Y khoa Sài Gòn, là giảng viên duy nhất về ung thư học trong nhà trường. Năm 1990, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Ung bướu cho đến nghỉ hưu vào năm 2009. 

Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng là người có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển chiến lược phòng chống ung thư ở Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghề, trên cả cương vị của thầy thuốc trong phòng khám và thầy giáo trên bục giảng, ông đã đồng hành với biết bao vui buồn cùng người bệnh, đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người, cũng như mang lại sự sống, hạnh phúc cho biết bao gia đình có người thân mắc bệnh. Hơn nửa thế kỷ qua, ông luôn tâm huyết truyền đạt những kinh nghiệm có được của mình cho các thế hệ bác sĩ trẻ cũng như chung tay với cộng đồng trên con đường phòng chống bệnh ung thư. 

Trong bài phỏng vấn này, thông qua việc giải thích ý nghĩa biểu tượng con rắn và cây gậy của ngành y, cũng như câu chuyện các thần Hermes, Hygeia, bác sĩ chia sẻ nhiều bài học sâu sắc về y đức của người bác sĩ và triết lý của nghề. Qua đó thấy rằng, đằng sau một vị bác sĩ có y nghiệp to lớn là một nền tảng y đạo, y đức rất thâm sâu.  

Một chia sẻ rất sâu sắc của bác sĩ đó là: “Một người thầy của tôi ở Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, người trực tiếp dẫn tôi vào ngành Ung bướu là GS Đào Đức Hoành đã dạy tôi rằng: “Thầy thuốc phải học cái gương của cái giếng”. Hồi đó, tôi chưa hiểu ý của thấy nói nhưng bây giờ thì tôi đã hiểu. Cái giếng, ai muốn múc nước thì múc. Múc bao nhiêu nước, giếng vẫn đầy và trong. Ý nói rằng: chúng ta càng lo cho người bệnh càng có kinh nghiệm phong phú.  Làm người, mình cũng nên đòi hỏi ít thôi, cái chính là vẫn làm được việc. Làm người, nếu có chút tài, và cả tài sản, thì nên chia sẻ, nên đóng góp, vậy là còn hoài, thậm chí được thêm. Chúng ta luôn nghĩ, người bệnh cần chúng ta giống như cái giếng càng múc càng đầy. Học theo cái giếng để người thầy thuốc thực hiện nghề của mình một cách tốt đẹp. Đây cũng là lời mà tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp trẻ và sinh viên của tôi” 
Đông Quân

“… Bộ não mới là quà quý nhất của Mẹ. Trong 500 triệu năm, sự tiến hóa dẫn đến bộ não người nằm gọn trong hộp sọ. Võ não có khả năng học hỏi vô tận, phát triển văn hoá loài nguời. Khoảng 10.000 năm nay, não cho con người bao nhiêu là quyền năng. Não giúp loài người hiểu sự sống của mình và muôn loài. Hơn trăm năm qua thầy tu Gregor Mendel trồng đậu gieo mầm hiến biết di truyền. Giữa thể kỷ trước, Watson và Click tìm ra cấu trúc phân tử DNA. Nay toàn bộ vốn gen người đã được lập trình. Đã biết rõ hơn về cấu tạo cơ bản của sự sống, hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Có chìa khoá để hiểu được muôn loài tiến hoá trên trái đất. Con nguời đang vào chốn sâu thẩm của sự sống. Charles Darwin sống lại chắc sững sờ và ngất ngây với dòng chảy sinh học xa, xa nữa và sâu, sâu hút.

Khác nào chuyện thần tiên. Thăm dền Angkor, ngất ngây với các công trình nghệ thuật siêu nhiên, tôi ngẩn ngơ trước không biết cơ man nào các tượng lớn, tượng nhỏ khắp nơi. Có thấm vào đâu với với tạo hoá: gói trọn các thể nhiễm sắc trong cái nhân tí ti của tế bào. Nén thật chặt, gói thật gọn, xếp thật đẹp, phân tử DNA và các gen vẫn hoạt động thật thảnh thơi. Angkor rồi sẽ lụi tàn. DNA luôn trường tồn là cô lái đò chở vốn di truyền của muôn loài đến bến đời đời…”
Trích Lời tác giả: GS – BS Nguyễn Chấn Hùng

 
Giới thiệu sách : Sâu Thẳm Sự Sống

Sâu Thẳm Sự Sống

Thật ý nghĩa trong một ngày đầu năm mới, được cùng bạn đọc chia sẻ với tác giả đã miệt mài giúp chúng ta đi vào cuộc du hành sinh học để khám phá sự kỳ diệu của cuộc sống. Một nhà khoa học với tâm hồn nghệ sĩ, ẩn giấu bên trong vốn tri thức rộng và uyên bác về văn hoá, làm nên giọng điệu gần gũi, tung tẩy, tài hoa. Một người viết có trách nhiệm với khoa học và đối với đông đảo quần chúng. Phải phấn đấu rất dài mới có được giọng điệu đó. Ông đã giúp cho mỗi người tìm thấy một thái độ sống tích cực mà ông hay gọi là “sống lành, sống kỹ”. Những bài viết của ông vào thứ hai hàng tuần trên Sài Gòn Tiếp Thị đã trở thành một cuộc hò hẹn được nhiều người mong chờ, một món nợ với độc giả khó mà dứt được. Món nợ nhân sinh mà tác giả đã tự nguyện đón nhận để chia sẻ với bạn đọc những đòi hỏi tha thiết, giúp mọi người có được chìa khoá để khám phá cuộc sống xung quanh, vượt lên bệnh tật, làm chủ cuộc đời. Cũng từ đây, chúng ta có được một “bỉnh bút Nguyễn Chấn Hùng. Qua cuốn sách, người đọc có thể hiểu được rằng với căn bệnh ung thư, 1/3 có thể phòng ngừa không cần điều trị”. BS Phạm Xuân Dũng. “Phải có trái tim từ tâm, bao dung lắm mới khiến cho người đọc có thể mỉm cười, nụ cười vượt lên trên tất cả mọi bệnh tật”. PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức “Thầy Chấn Hùng là người có thể giúp cho người bệnh biết lạc quan cả khi đối mặt với cái chết”. BS Võ Thị Bạch Sương.

Mục lục

Tựa bài
Lời tác giả
Phần I: Nhạc trưởng kỳ tài
1. Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên
2. Đường đi của mầm sống
3. Sâu thẳm yêu thương
4. Cầu thủ đến từ thiên hà khác
5. Ảo diệu bóng đêm
6. Màu da ánh nắng
7. Nợ tang bồng trang trắng
8. Dàn nhạc giao hưởng vĩ đại
Phẩn II: Quà quý của mẹ
1. Lia thia quen chậu
2. Sai lệch đường tơ, đất trời ngăn cách
3. Chữ tai liền với chữ tài
4. Thương quá bộ não
5. Mềm dẻo bộ óc
6. Khi bộ óc bị tấn công
7. Chắt chiu bộ não
Phần III: Kỳ diệu các tế bào
1. Con trùng nhỏ, cống hiến lớn
2. Mũ bảo hiểm cho thể nhiễm sắc
3. Nhà máy chế tạo sự sống
4. Các tế bào trò chuyện
5. Cuộc gá nghĩa thần tình
6. Kỳ diệu từ một tế bào
7. Lòng mẹ bao dung
Phẩn IV: Nơi sâu thẳm của sự sống
1. Cô lái đò chở vốn di truyển
2. Kỳ thú quyển sách của sự sống
3. Người phụ nữ hiểu lời của bắp
4. Chuột nốc ao, phép lạ đời nay
5. Đò không tới bến
6. Như chuyện thần tiên
7. Chuyện kể từ các chú gà
8. Cô lái đò và nàng Synthia
Phần V: Trong cõi vi diệu
1. Virút, bên bờ sự sống
2. Virút và con người
3. Cuộc rượt đuổi sinh học
4. Hành tung vô định
5. Tặng vật của thiên nhiên, hàng hiệu mới toanh
6. Người giăng câu nhẫn nại
7. Mấy thứ lăng nhăng, chúng quấy ta
8. Vương quốc cổ xưa, thế giới vi diệu
9. Thầy thuốc nuốt vi trùng
10. Kỳ diệu trong ta
1 1. Dồn dập tin vui
Phần VI: Khơi dòng chảy
1. Sự sống, một thân muôn cành
2. Thầy tu trồng đậu, gieo hạt di truyền
3. Những tao phùng lịch sử
4. Người khơi dòng chảy
5. Kết tụ tinh hoa của bốn phương
6. Những chùm tia thần kỳ
7. Trăm năm nào có gì đâu
8. Những người muôn năm cũ
9.    Sương mù tan biến
10. Các bậc thầy ánh sáng
1 1. Hơn trăm mùa Nobel
Phần VII: Sống lành
1. Rừng cây, sự sống
2. Hãy bỏ quyển năng phù thủy
3. Bà mẹ thiên nhiên thương yêu muôn loài
4. Béo phì làm đời sống thun lại
5. Ngủ không mộng mị, hít thở thâm sâu
6. Dễ thương mộng mị
7. Tâm tĩnh lặng, miệng mỉm cười

” Đọc nhiều bài của GS-BS Nguyễn Chấn Hùng, tôi nghiệm thấy từ đó không chỉ có chuyện sinh, lão, bệnh, tử của đời người mà dường như qua từng bài viết tác giả đã khéo léo lòng ghép những quan niệm sống, nhân sinh quan về cuộc đời, về con người trong từng câu chữ. Phải có trái tim nhân từ lắm, sống kỹ lắm, mới ngộ ra được từng ý niệm trong từng câu, từng chữ, từng dấu chấm, dấu phẩy. Cách viết của giáo sư cũng ngọt ngào, thơm tho. Nếu bầu sữa mẹ đã nuôi dưỡng những đứa trẻ để chúng lớn thành người thì những bài viết này đã nuôi tâm hồn của những người lớn đề lúc nào suy nghĩ cũng nguyên khôi như con trẻ.”
Phan Văn Thuấn

Nhân | Humanity

Để lại một bình luận

Sống Hạnh Phúc Kiến Tạo

X