Nuôi dưỡng từ, bi, hỉ, xả – bốn tư tưởng vô lượng

Trường Phúc & Nhân

“Những bậc Thầy vĩ đại trong quá khứ và hiện tại đã coi giáo lý quý báu nhất là sự bất khả phân của tánh Không và lòng bi mẫn. Các ngài nuôi dưỡng từ, bi, hỉ và xả – bốn tư tưởng vô lượng (tứ vô lượng tâm)”

CHỚ ĐỂ PHẦN ĐỜI CÒN LẠI CỦA BẠN TRÔI TUỘT ĐI TRONG VÔ VỊ VÀ NUỐI TIẾC.
Nguồn trích dẫn của – Thiền Quán Bốn Điểm Chuyển Tâm

Điều chính yếu là bạn cảm thấy tự hào với công việc mình đang làm, sống thật với bản thân mình. Linh hoạt là một cách thể hiện khác của hạnh phúc. Điều quan trọng là bạn để cho tài năng của mình được thể hiện tự do, thoải mái, là bạn sống với ánh hào quang rực rỡ của chính bạn. Đó là ý nghĩa đích thực của cuộc sống.

 

HÃY NGHIÊN CỨU CUỘC ĐỜI BẠN – BẠN SẼ HIỂU ĐƯỢC NGHIỆP
Tất cả chúng sanh trong luân hồi sanh tử phải chấp nhận những gì họ đang kinh qua cho đến khi năng lực của tập nghiệp ở phía sau sự kiện đang kinh qua đó được tiêu trừ. Mọi sự trong cuộc sống của bạn tùy thuộc loại năng lực này. Khi một năng lực tác nhân của một hành vi nhất định được tiêu trừ hết thì nó không còn đưa đến hậu quả nữa.
Bạn hãy nghiên cứu cuộc đời của bạn và bạn sẽ hiểu được nghiệp. Mỗi một chúng sanh hữu tình đều sống theo cái cách họ suy nghĩ, theo trình độ năng lực nhận thức, thái độ sống, và hoàn cảnh chung quanh.
Đó, tất cả, là nghiệp.

Lama Thubten Yeshe
www.ripavietnam.org

Tạo dựng hạnh phúc không giống như nấu ăn theo công thức. Khi mọi người nói những câu đại loại như “Hãy tích cực. Hãy lạc quan” thì chính điều đó đang tạo nên áp lực hay kỳ vọng đối với người đón nhận.
Thực ra, hạnh phúc vốn luôn sẵn có. Điều duy nhất bạn cần làm là nỗ lực nhận ra điều đó để rồi khơi nguồn và vun trồng hạnh phúc bằng suy nghĩ cũng như hành động của chính mình. Hạnh phúc liên hệ mật thiết với tự tính tâm, bản chất này vốn quang minh và chiếu soi rực rỡ. Nếu biết kiên trì trưởng dưỡng tâm, hạnh phúc sẽ tự nhiên đơm hoa kết trái và mở ra một chân trời mới mà bạn chưa từng khám phá.
Bản chất tự nhiên từ vô thủy của bạn vốn hoàn mỹ và tràn đầy tình yêu thương vô điều kiện. Hạnh phúc chính là tự tính của bạn. Bạn không cần theo đuổi, cũng không phải lo sợ ai đó sẽ tước đoạt hạnh phúc khỏi tay mình. Bạn chỉ cần nhận ra rằng hạnh phúc vốn luôn tồn tại, ngay trong trái tim mình. Đôi khi, hạnh phúc bị che lấp nên bạn không nhận ra, nhưng thực ra nó vẫn luôn hiện diện trong bất cứ hoàn cảnh nào của mưa nắng cuộc đời.
Trích ấn phẩm “Hạnh phúc tại tâm”.
#ĐạiBảoThápMandalaTâyThiên

 

Cảm giác hối hận sẽ tự nhiên phát khởi nếu ta thật sự hiểu rằng mọi khổ đau phải gánh chịu qua vô số đời kiếp tái sinh kia tất cả đều chỉ do ác nghiệp của chính mình mang đến: ngũ nghịch, thập ác, phá phạm giới luật tam thừa. Nếu gom hết những giọt nước mắt đã từng rơi vì buồn vì sợ trong hết thảy các đời quá khứ, nhất định sẽ rộng hơn bất kỳ đại dương nào trên toàn cõi thế gian.
Tất cả khổ đau của tất cả mọi kiếp tái sinh vô tận chỉ là kết quả của việc ác mình đã gieo, dối láo, sát sinh. Không biết hậu quả việc mình làm là như thế nào thì quý vị sẽ mãi sống như kẻ khùng điên, nhưng một khi đã biết rõ chính ác nghiệp là nguyên nhân khiến ta phải lang thang vô tận trong cảnh khổ luân hồi, quý vị nhất định sẽ cảm thấy hối hận sâu xa với tất cả những việc ác đã làm, không còn muốn tiếp tục như vậy nữa. Bằng sự hối hận chân thành và mãnh liệt, phát lộ tất cả mọi ác nghiệp đã làm, không giữ lại chút gì.
Đức Dilgo Khyentse Rinpoche

Những bậc Thầy vĩ đại trong quá khứ đã coi giáo lý quý báu nhất là sự bất khả phân của tánh Không và lòng bi mẫn. Các ngài nuôi dưỡng từ, bi, hỉ và xả – bốn tư tưởng vô lượng (tứ vô lượng tâm) nhờ đó khả năng giúp đỡ những người khác phát khỏi không chút dụng công.

Được thúc đẩy bởi lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh, chúng ta nên củng cố một cách vững chắc trong trái tim ta ý hướng đạt tới giác ngộ vì sự lợi lạc của chúng sinh. Không có ý hướng này, lòng bi mẫn của chúng ta sẽ là một mô phỏng mờ nhạt của cái gì đích thực. Có câu nói rằng: “Ước muốn hạnh phúc cho người khác, ngay cả đối với những người muốn làm hại chúng ta, là nguồn mạch của hạnh phúc viên mãn.” Cuối cùng, khi chúng ta đạt được cấp độ này, lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh tự phát khởi theo một cách thế hoàn toàn tự nhiên.

Điều tối cần là phải tập trung toàn bộ cuộc đời chúng ta vào việc hứa nguyện đạt được Phật Quả vì lợi ích của người khác, cho tới khi điều này trở nên rõ ràng còn thì cuộc đời này hoàn toàn vô nghĩa và đáng thất vọng biết bao.

Về Đức Dilgo Khyentse Rinpoche
Loi-day-cuoi-cung-cua-duc-dilgo-khyentse-rinpoche

Web tham khảo:
www.vietrigpa.org

https://taidayvabaygio.org/ 

https://nangluongsong.vn/

https://cungsonganvui.org/


Hình minh hoạ từ cộng đồng.

Để lại một bình luận

Sống Hạnh Phúc Kiến Tạo

X