Nguyễn Phi Vân Và “Mở cửa tương lai”

“Cơn bão đa chiều và phép thử thế kỷ 21 không từ một ai cả. Bạn chỉ có 2 lựa chọn: một là nhấn nút F5 tái tạo lại bản thân, hai là để mặc cho bản thân bị mắc kẹt vào quá khứ. Lựa chọn là của bạn. Trách nhiệm là ở bạn. Đừng bao giờ đổ thừa ai. Và “Mở cửa tương lai” là quà tặng tôi dành cho bạn trong mớ hành trang đầu tiên bước đến tương lai.” – Nguyễn Phi Vân bày tỏ.

Là một người làm việc và trải nghiệm hơn 60 quốc gia, chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân đau đáu trước những vấn đề mà bạn trẻ và cả bạn không còn trẻ tại Việt Nam hay mắc phải, điều này khiến họ không có sự chuẩn bị cần thiết để trở tay kịp với những thay đổi tương lai. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện sâu hơn với doanh nhân Nguyễn Phi Vân về vấn đề này. 

CHÚNG TA ĐANG ĐỐI DIỆN VỚI TƯƠNG LAI VÔ CÙNG BẤT ĐỊNH 

Xin chào chị Phi Vân. Tên cuốn sách lần này của chị là “Mở cửa tương lai”, các tựa sách trước của chị như “Tôi, Tương lai và Thế giới”, “Nym – Tôi của tương lai” cũng đều có 2 chữ này. Phải chăng chị muốn gửi gắm thông điệp nào đó về tương lai đến cho độc giả?

Tất cả chúng ta đang đối diện với một tương lai vô cùng bất định. Nếu trước đây tôi hay nhắc đến chuyển động toàn cầu hoá và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như những lực đẩy chính thì giờ đây chúng ta lại còn phải đối diện với một trong những đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người. 

Trong bối cảnh đầy rủi ro, không ai biết trước chuyện gì sẽ xảy ra, tương lai thế giới sẽ đi về đâu này, điều duy nhất mỗi người chúng ta nên làm là chuẩn bị nội lực để đối diện với những điều chưa biết, chưa từng có tiền lệ, đôi khi không liên quan gì với quá khứ và hiện tại. 

Và đó cũng là lý do vì sao tôi viết rất nhiều về “tương lai”, không phải là để dự đoán tương lai, mà là để cung cấp cho bạn đọc những kiến thức nền tảng và chia sẻ những kỹ năng hội nhập để mỗi bạn đọc sẽ chuẩn bị được cho bản thân hành trang mở cửa tương lai ấy.

Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: Người Việt có xu hướng nghĩ nhỏ, nghĩ ngắn hạn, tư duy bị đóng khung...  - Ảnh 1.
 

Trong “Mở cửa tương lai”, chị có nói: “Hội nhập chỉ dành cho những con người linh hoạt nhất – survival of the fittest.” Chị có thể giải thích thêm về câu nói này được không?

Trong bối cảnh tương lai bất định như thế, không ai có khả năng đoán trước chuyện gì sẽ xảy ra. Tương lai bất định bỏ qua tất cả mọi sự hiểu biết của con người trong quá khứ và hiện tại. Nó mang tính gián đoạn, tái định nghĩa, thay thế một cách khá tàn nhẫn. Và tại thời điểm giao thoa này, nó chỉ cho phép tất cả chúng ta một cơ hội duy nhất, và rất giới hạn về thời gian, để tái tạo bản thân, chuẩn bị để hội nhập vào một tương lai rất khác. 

Do đó, những ai còn kẹt vào hiện tại hay quá khứ, còn loay hoay với những hiểu biết và kinh nghiệm đã lỗi thời, còn khư khư vác lấy cái tôi hào quang của một thời đã qua, đã tự mình loại mình khỏi cuộc chơi của tương lai. Chỉ có những người linh hoạt nhất, khiêm tốn nhất, có khả năng re-start (tái khởi động) với tinh thần beginner (kẻ bắt đầu) mới có thể học hỏi và hội nhập vào tương lai phía trước.

Nhiều người khao khát được trở thành một phiên bản tốt nhất trong tương lai nhưng vẫn bị mắc kẹt trong những cách làm cũ, tư duy cũ. Đối với chị, những vấn đề và rào cản nào khiến người trẻ không thể đến gần tương lai?

Có 3 điều tôi thấy bạn trẻ và cả bạn không còn trẻ tại Việt Nam hay mắc phải, khiến họ không có sự chuẩn bị cần thiết hay không trở tay kịp với những thay đổi tương lai. 

Điều đầu tiên phải kể đến tư duy. Chúng ta được sinh ra và lớn lên, được giáo dục trong môi trường mà mọi thứ đã bị đóng khung, theo bài mẫu và giới hạn định danh một hay vài cách tiếp cận. Điều này khiến cho người Việt dễ bị rơi vào cái bẫy “phải như vậy mới là đúng”, hay “không có cách nào khác đâu”. Khi tư duy bị đóng khung, ta không thể làm khác, nghĩ khác, và vì vậy mất luôn khả năng sáng tạo và cộng tác. Thử hỏi một con người với tư duy đóng như thế làm sao có thể hội nhập vào một tương lai của kinh tế sáng tạo và một hành trình đầy bất định?

Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: Người Việt có xu hướng nghĩ nhỏ, nghĩ ngắn hạn, tư duy bị đóng khung...  - Ảnh 2.
 

Hai là tôi nhận thấy người Việt thường có xu hướng nghĩ nhỏ và nghĩ ngắn hạn. Cái gì có lợi trước mắt thì làm. Cái gì kiếm tiền nhanh thì làm. Cái gì cân đo ngay bằng thóc thì làm. Chúng ta thiếu đi sự đầu tư dài hạn cho những giá trị to lớn hơn, vĩ đại hơn, bùng nổ hơn. Chính vì suy nghĩ ngắn hạn nên tất cả mọi thứ tạo dựng xung quanh cuộc đời và tương lai cũng ngắn hạn; xây dựng quan hệ ngắn hạn, lợi dụng ngay, lợi dụng nhanh; hợp tác ngắn hạn, kiếm chác nhanh rồi bỏ chạy… Cách tiếp cận này làm cho chúng ta không đầu tư hay bỏ qua những chuẩn bị cho tương lai rất khác. Và khi tương lai đó hiện diện bằng sự xuất hiện với bộ mặt đầy khủng hoảng, chúng ta bàng hoàng, trở tay không kịp, tự loại mình khỏi cuộc chơi có hai chữ tương lai.

Cuối cùng, tôi thấy người Việt thiếu khả năng học cả đời. Chúng ta có thể dành trọn sự tập trung buôn chuyện lá cải trên mạng xã hội vài ba tiếng một ngày, nhưng lại không có thời gian để học một kỹ năng mới, kiến thức mới, hay đơn giản chỉ là đọc tin mới nhất về khoa học công nghệ để cập nhật bản thân. Chính sự thiếu quan tâm đầu tư vào bản thân này là nguyên do dẫn đến sự thiếu chuẩn bị cho tương lai. Và chính sự thiếu chuẩn bị cho tương lai sẽ là rủi ro lớn nhất cho mỗi cá nhân trong hành trình hội nhập.

Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: Người Việt có xu hướng nghĩ nhỏ, nghĩ ngắn hạn, tư duy bị đóng khung...  - Ảnh 3.

 

https://saigonbooks.vn/page/mo-cua-tuong-lai-kn0909

 

NGUYỄN PHI VÂN – 30.12.2019, 12:00
TTCT – 2019, với tôi, hẳn nên gọi là năm của hoang mang. Tôi đi làm việc khắp các quốc gia, cũng chia sẻ chủ đề chung là hoang mang cùng những người làm nhà nước, làm sáng tạo, giáo dục, kinh doanh, và đặc biệt là phụ huynh. Tất cả họ là những người có thể từ 9 tới 50 tuổi. Vậy nếu hoang mang là từ khóa của năm 2019 thì mọi người hoang mang vì nỗi niềm gì?

Anh: Artfinder

Có thể cách nói khác nhau, dùng từ khác nhau, có thể cách thở vắn than dài rất khác nhau, nhưng chủ đề chỉ một: Làm sao để hội nhập tương lai phía trước?

Chẳng đâu vào đâu

Chuyện cách mạng công nghiệp 4.0, chuyện AI – trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và các công nghệ mới đang thay đổi thế giới chóng mặt thì hầu như ai cũng ít nhiều nghe nói tới. Nhưng mấy thứ ấy đã, đang và sẽ còn lật bàn cờ cuộc đời của mình thế nào thì không phải ai cũng nhận thức rõ ràng.

Tập đoàn, doanh nghiệp than thở, lo lắng nhờ tôi đến chia sẻ về life-long learning, tức là sự cần thiết học cả đời cho đội ngũ của mình. Ngoài kia, tương lai chảy vèo vèo. Trong này, áp lực hiệu quả công việc từ trên nhấn xuống vẫn cứ là gánh lo trước mắt.

Ngoài kia, tương lai hững hờ chẳng thèm ghé mắt. Trong này, gánh nặng cơm áo gạo tiền vẫn quấn vào từng cá nhân. Dừng lại thế nào? Chuyển hướng phải ra sao? Bỏ hết, bắt đầu lại từ đầu? Hay học gì thêm để giúp mình tồn tại? Gánh lo nghề nghiệp và công việc, trong sự hỗn mang giữa những giao lộ thông tin, hoang mang đương nhiên là phản ứng bình thường.

Người đi làm lo cho tương lai nghề nghiệp, kẻ kinh doanh lo cho sự sống còn. Loay hoay chuyện làm ăn truyền thống còn chưa giải quyết xong, bỗng ập đến cái gọi là số hóa. Nó thẳng thừng khai tử những mô hình kinh doanh gọi là truyền thống. Nó dửng dưng với mồ hôi, nước mắt, câu chuyện vượt khó đã từng lấy cảm tình, nước mắt của khán giả một thời.

Qua một đêm, quá khứ và tương lai dường như chẳng chút liên quan, nếu không quáng quàng nhét vào miếng tech – công nghệ. Mô hình kinh doanh cũ vỡ nợ. Thương hiệu trăm năm sáng ngời thế giới lũ lượt kéo vào địa ngục phá sản nhộn nhịp mấy năm qua. Hào quang hôm qua tắt lịm sáng hôm nay.

Cây cao bóng cả xác xơ mặc cho đời buôn chuyện. Dời chuyện kinh doanh lên đám mây thì dời ở phương nao? Chả biết gì về công nghệ thì chuyển đổi kiểu nào? Nói oang oang như biết rồi thì cả đám lao xao. Biết tin ai? Biết làm sao để mà tồn tại? Không hoang mang trong cái thế vỡ trận này thật ra mới là chuyện lạ. Hoang mang, là chuyện hết sức bình thường.

Lo cho thế hệ mình chưa đủ hoảng, lại còn lo thế hệ tương lai. Trường thì cũ sì. Giáo trình chẳng thêm chi. Học dẫu biết chẳng tí liên quan, nhưng điểm vẫn cứ phải cao, thi vẫn cứ phải qua, thành tích vẫn cứ phải chạm vào, dù tương lai lù lù bỏ đi trước mắt.

Nhiều phụ huynh nhắn tin, em lo em còn chưa xong không biết lo sao cho con nữa. Các bạn trẻ cấp II, cấp III thì bơ vơ chẳng biết vịn vào đâu, nhắn tin vô vọng qua mạng xã hội “Cô ơi, con hoang mang quá!”.

2019 là như thế đó. Và đương nhiên là nó có quyền mang chữ hoang mang đặt trước mắt thế gian. Giờ phải phản ứng thế nào để có thể đối diện năm 2020?

Mỗi cá nhân có lẽ sẽ cần vũ khí rất khác nhau, nhưng định hướng tư duy và tinh thần trước hoàn cảnh chung thật ra lại không khác mấy. Với tôi, một người đã đi khắp chân trời, tiếp cận đủ loại hình sáng tạo, tận tai nghe, tận mắt thấy những ứng dụng công nghệ đổi đời, liên tục sống ở thì tương lai mà bản thân còn thấy hoang mang, xin chia sẻ vài từ khóa định tâm để mọi người nhờ thế mà tự mình tìm ra hành trình cá nhân cho bản thân mình phía trước.

Đời mấy chấm, bản chất vẫn không hề thay đổi

Như bất kỳ cuộc cách mạng nào khác, sự đảo lộn, bất định, mối đe dọa trước nguy cơ an toàn đời sống cá nhân luôn làm cho con người lâm vào trạng thái cực đoan, hoặc tận cùng phấn khích, hoặc chạm đáy hãi hùng, tuyệt vọng.

Nhưng cũng như nguyên lý tảng băng trôi, 10% sự trình diễn trên bề mặt mà ta mục kích có vẻ là toàn cảnh, thực tế 90% dưới bề mặt có ai nào nhìn thấy được. Không nhìn thấy nên cho rằng thế giới và cuộc đời hoàn toàn tróc gốc, lật nhào. Kỳ thực, bản chất cuộc sống vẫn không hề thay đổi.

Vòng đời vẫn quẩn quanh sinh lão bệnh tử. Thế gian vẫn đầy rẫy những màn kịch lọc lừa, đố kị, ghét yêu. Và loài người vẫn hỉ nộ ái ố. Tech hay là không tech, nhân loại cũng khổ đau và tuyệt vọng. Sáng tạo kiểu gì, con người cũng chỉ mong cuối cùng có quyền được làm người, được yêu thương, tôn trọng, hạnh phúc, bình an.

Cho nên có cách mạng mấy chục lần thì bản chất con người vẫn chẳng đổi thay. Nếu bản chất không đổi thay thì nhu cầu thật ra cũng chẳng hề thay đổi. Khác chăng là sự biến tướng của cách tiếp cận hợp thời, sự lột xác của những sản phẩm, dịch vụ đúng gu, với nội dung liên quan, và kênh thông tin chạy theo hành vi tiếp nhận.

Điều đó cũng có nghĩa thời nào cũng phải hiểu mình, hiểu người. Thời nào cũng phải đối diện với mọi sự phức tạp về quan hệ do con người đạo diễn. Hiểu mình, là biết bản thân có mục đích gì, muốn đi qua hành trình cuộc đời bao sắc màu và có mấy quanh co. Hiểu mình, là hiểu giá trị cốt lõi sẽ định hình những nẻo đường cuộc sống gia đình, nghề nghiệp, cộng đồng và thế giới ra sao.

Công nghệ, cuối cùng chỉ là công cụ giúp ta thể hiện quan điểm, mong muốn, mục đích và khả năng của chính mình. Công nghệ không phải là phép thuật để xóa sạch mọi phiền não quá khứ hay kiến tạo mọi tương lai hạnh phúc. Công nghệ càng không phải là điểm đến đánh mất bản thân của cả loài người.

Tôi!

Một kẻ bình thường bỗng trở nên nổi tiếng sau vài cơn co giật trên YouTube. Sự vô lý đắng lòng vẫn thu hút không ngừng vài trăm ngàn lượt follow. Khác, 4.0 thực sự có khác! Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới mà một cá nhân bỗng trở nên trong suốt đến thế. Và cuộc đời phơi mình ra giữa chợ cho đám ruồi nhiều chuyện bâu vào. Sức mạnh của Tôi, sự vênh váo và tuyệt vọng của Tôi, ánh sáng trong tim Tôi, và những ngõ ngách tối tăm trong tâm hồn Tôi bỗng trở mùa, biến thành hàng độc.

Tôi hiện diện mọi nơi như trẩy hội, nhưng Tôi cũng vô hình đến cháy cả ruột gan. Người đời trông ngóng Tôi xuất hiện, nhưng lại vô cảm với số phận mà Tôi lỡ vấp vào. Thế gian bỗng nhiên không một góc giấu mình. Tôi, hiện diện nhưng lại không tồn tại. Công nghệ 3D không in được chiếc bóng độc hành của từng tin nhắn cô đơn.

Thế kỷ này đưa ta công cụ ảo để bóc tách cái Tôi thật, và nó cũng dúi vào tay Tôi trách nhiệm hết sức minh bạch về chính bản thân mình. Cập nhật hay ôm lấy đám rêu xanh, hội nhập hay hoàn toàn bị bỏ lại phía sau, tự học hay tự loại mình khỏi cuộc chơi, không ai khác để đổ thừa trừ bản thân Tôi cả.

Nếu “Cách tốt nhất để dự đoán tương lai là kiến tạo nên tương lai đó” theo Abraham Lincoln, thì hành trình phía trước của công dân 4.0 không có hình dạng, dáng mẫu nào để mà soi theo cả. Tương lai của thế kỷ số là tương lai cá nhân hóa, và ở đó, kẻ thiết kế đường ngang ngõ dọc chẳng ai khác hơn là chỉ có chính Tôi. Đừng trông chờ nhà trường nào, Nhà nước nào, hay cộng đồng tổ chức nào dẫn dắt gọi tên. Nếu có, đã là quá trễ.

Tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu, tự làm mẫu, tự thử nghiệm, tự ngộ ra, tự điều chỉnh, tự đứng lên khi ngã xuống, và tự quyết định cuộc đời mình, Tôi là cái bóng đồng hành duy nhất trên hành trình bất định mang tên thế kỷ. Nếu thương yêu, hãy nói cho nhau nghe về cái trách nhiệm hoảng hốt này. Nếu quan tâm, hãy cho nhau điều kiện để trở về, nhận ra, và nhận lãnh trách nhiệm cùng Tôi.

Hỗ trợ, là tạo môi trường cho Tôi tự dạy mình và tự lớn lên. Nuôi dưỡng, là mở lòng chấp nhận Tôi ở mọi hình hài, thành công hay thất bại. Trong thế kỷ mà sau khúc quanh phía trước là gì chẳng ai dám đoán, Tôi chỉ còn cách dũng cảm đối diện, bình tĩnh nhận ra và giải quyết vấn đề. Mọi sự học trỏ về Tôi. Mọi kỹ năng, phẩm chất trả về Tôi. Đường đến tương lai phía trước là hành trình trở về cùng Tôi, làm bạn, và cùng Tôi kiến tạo tương lai không có dữ liệu nền nào để mà dự đoán.

Tái tạo

Ở thời đại mà chỉ còn thay đổi là hằng số, tất cả chúng ta đều phải học cách thiết kế lại cuộc đời, không phân biệt già trẻ, giàu nghèo, có bằng cấp hay không, là chủ hay làm thuê. Tất cả, dù là tổ chức, quốc gia hay cá nhân đều phải bấm chung một cái phím refresh – tái tạo. Quá khứ không mất đi, nhưng hiện tại cần tư duy lại.

Tương lai là bức tranh trừu tượng, đa chiều mà đôi khi chính tác giả còn phân vân những ngả màu sáng tối. Chưa bao giờ trong lịch sử văn minh, nhân loại lại đứng trước những câu hỏi quá lớn về sự tồn vong và định nghĩa làm người, khi ranh giới giữa thuật toán và máu thịt bỗng ngày càng mờ nhạt. Ta là ai trong cái tương lai rất khác? Ta là ai mà đòi hỏi ta phải học thiết kế lại chính mình?

Thiết kế, cần phải có một quy trình. Bước khởi đầu bao giờ cũng là thấu cảm. Ta muốn gì? Ta thích gì? Ta giỏi gì? Ta có thể nuôi thân bằng ngã rẽ sự nghiệp nào? Đâu là hạnh phúc? Và đâu là đích đến? Chỉ khi quay lại hỏi mình những câu hỏi bản lề mà loài người vội đánh mất trên hành trình nháo nhào về phía trước, ta mới có thể bắt đầu quy trình thiết kế lại bản thân.

Ta của quá khứ, của hiện tại là ai, và đâu là ta của tương lai? Thế kỷ lạ lùng này hóa ra lại rất hay. Nó cho tất cả mọi người một cơ hội hiếm có để thay đổi và thử nghiệm. Khi cuộc sống xếp hàng ngay ngắn, ít có ai đủ động cơ để thay đổi bản thân mình.

Khi tất cả rối tung, mịt mù, lật nhào hết cả lên, chuyện thay đổi, sắp xếp, tái tạo lại trở thành đương nhiên và hợp lý. Khi tất cả cần phải thay đổi, sự đổi thay đã không còn là đáng sợ. Khi ai cũng phải tái tạo bản thân, phím refresh không còn là phím hoang mang. Và chẳng ai có thể phàn nàn, soi xét hay đánh giá sự thay đổi để hội nhập của ai, vì thay đổi dĩ nhiên là hằng số.

Thế kỷ thật vô tình, lắm hoang mang nhưng cũng đầy ắp những cơ hội khôn lường. Ở đó, Tôi rất mới trong cộng đồng của những con người rất mới. 2019 bước qua, thật ra là sự khép lại của câu chuyện muôn năm cũ, chỉ là một cánh cửa đóng lại cho một chân trời thật mới được mở ra.■

Cách mạng có là mấy chấm, thì bản chất cuộc đời vẫn cứ thế. Đạo đức không trồi sụt, chân lý không dập dềnh, và giá trị làm người chẳng thể nào tan tác theo vài dòng thuật toán.
 


– Khoá đầu tiên cần học là Self-management – Quản trị bản thân, vì tấm thân mình mà mình còn không quản trị được thì đời này làm được thứ gì khác. Khoá này quá hot. Mở 3 ngày 5.497 bạn đã đăng ký học.


– Tiếp theo sau quản trị bản thân là nên học Agile Mindset – Tư duy linh hoạt, vì đây là khoá sẽ giúp bạn thích nghi với hoàn cảnh bất định như hiện nay, giúp bạn có một tư duy và cách tiếp cận vững vàng trong mọi sự thay đổi, chuyển đổi, dù là ở cấp bản thân, gia đình, sự nghiệp hay xã hội.


– Sau khi có vaccine tư duy xong thì khoá tiếp theo cần học là EI @work – Trí tuệ cảm xúc cho người đi làm. Khoá này sẽ giúp bạn giảm được 80% vấn đề trong sự nghiệp và trong cuộc sống chỉ bằng cách biết quản trị cảm xúc và quan hệ xã hội.


– Xây xong phần nền vững chắc rồi thì mới đến phát triển. Khoá đầu tiên cực quan trọng để vẽ bản đồ tương lai là Kỹ năng hội nhập vào tương lai nghề nghiệp. Đây là khoá trao cái la bàn tương lai cho bạn. Cho nên, muốn biết cần bắt đầu từ đâu và đi về đâu để giữ cho bản thân relevant – liên quan tới tương lai thì phải trải qua khoá này.


– Tiếp đến là DT Mindset – Tư duy chuyển đổi số. Không phải chỉ doanh nhân mới cần khoá này. Khi tổ chức của bạn đang hay sắp chuyển đổi số, thì đây là liều thuốc tinh thần giúp bạn hiểu tại sao người ta chuyển đổi, chuyển đổi ảnh hưởng thế nào đến bản thân bạn, và bạn cần làm gì để có thể navigate – lèo lái được bản thân trong sự thay đổi của môi trường, đặc biệt là trong sự nghiệp. Kỹ năng số là 1 trong 4 cụm kỹ năng giữ cho bạn relevant trong thị trường lao động.


– Cuối cùng, 1 kỹ năng mà Warren Buffet nói sẽ giúp bạn tăng 50% giá trị trên thị trường lao động là Public Speaking – Nói chuyện trước công chúng. Khoá này mình soạn thực chiến, nên học xong có thể áp dụng ngay và hoài.
Link các khoá học ở đây: https://www.nguyenphivan.com/lnd-center

Để lại một bình luận

Sống Hạnh Phúc Kiến Tạo

X