Nhân Giáo Dưỡng

Sống Hạnh Phúc Kiến Tạo

Nhân Giáo Dưỡng là một khái niệm triết lý nhân sinh quan được kế thừa từ tiền nhân, tiền hiền, các thánh nhân của xã hội con người, được con người tiếp thu thông qua kinh nghiệm cuộc sống cụ thể của các nền văn minh trước thiên niên kỷ thứ II về trước. Khi loài người bước qua thiên niên kỷ thứ III, nền văn minh của thế giới chúng ta đã bước sang một giai đoạn mới. Đó là giai đoạn mà các nền văn minh trước đã hoàn toàn giao thoa với nhau, các tộc người đã có mặt trên trái đất này, đã đem hết nguyên khí tinh hoa của riêng mình hòa quyện vào nguyên khí chung của mọi sinh linh trong trái đất, trong thế giới chúng ta.

Dù rằng sự đóng góp nguyên khí đó bằng những phương thức rất khác nhau, hài hòa hay vô cùng bạo lực kể cả tàn ác, nhưng nó đã trở thành lịch sử và đã hình thành ra một thế giới của loài người chúng ta hôm nay; Một nền văn minh vật chất cao nhất được gọi là nền văn minh khoa học vật chất của trái đất này, và một nền văn minh tinh thần, phần vô hình do hành vi của con người để lại, do những phương thức tạo ra nền văn minh vật chất trong quá khứ đã lắng động biểu hiện nên. Chúng ta dù là ai ở đâu đa số tuyệt đối đều không hài lòng với hiện tượng này.

 

Do đó khái niệm triết lý nhân sinh quan NHÂN  GIÁO DƯỠNG là sự khởi đầu của những con người khác nhau, với những phương thức tiếp cận cụ thể trong cuộc sống hiện nay, đã mò mẫm nhiều năm qua để rồi cố gắng tìm đến một hướng thiện nguyện, mà mọi người có thể tiếp cận và từ đó ta có thể nhìn lại chính hành vi của mình trước đây, để tự tu dưỡng và học hỏi lẫn nhau nhằm tìm ra một cộng đồng một xã hội hài hòa cùng phát triển trong thiên niên kỷ thứ III của chúng ta.

Chúng ta là loài người đã cùng mọi sinh vật cùng tiến hóa qua nhiều ngàn ngàn năm qua mới có nền văn minh hôm nay. Chúng ta được nuôi dưỡng từ môi trường thiên nhiên của trái đất này và xa hơn là môi trường sinh thái của Thái Dương hệ (mặt trời chúng ta) và còn biết được đến vũ trụ bao la (vô thủy vô chung). Để tồn tại và phát triển loài người chúng ta, ngay từ thiên niên kỷ thứ III này chúng ta phải xây dựng mối quan hệ gắn kết thương yêu lẫn nhau trong cộng đồng loài người đó là “Nhân Đạo” , và phải gìn giữ được môi trường thiên nhiên của trái đất, môi trường đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta, đó là “Thiên Đạo” đây là nền tảng của triết lý NHÂN GIÁO DƯỠNG mà chúng ta đang tiếp cận và từng bước xây dựng trong thiên niên kỹ này.

Lý giải ý nghĩa ba từ NHÂN GIÁO DƯỠNG nêu trên chúng ta bắt đầu với chữ nhân từ cụ thể đến những khái niệm cao hơn như sau:

NHÂN

  • Nhân là con người, bắt đầu từ con người cụ thể là ta, rồi những người chung quanh ta, rồi cộng đồng mà càng lúc càng rộng đến loài người v.v… làm sao có cuộc sống hài hòa thương yêu nhau chia sẻ kinh nghiệm kiến thức nhằm nâng cao cuộc sống văn minh cùng nhau có cuộc sống hạnh phúc.
  • Nhân về mặt xã hội là mối quan hệ xã hội của người và người “Nhân giả nhị nhân dã” xây dựng nên mối quan hệ cộng đồng xã hội phù hợp với tinh thần thương yêu lẫn nhau như nêu trên.

GIÁO

  • Giáo dục, kinh nghiệm lịch sử trong các thiên niên kỷ trước, đã cho chúng ta biết được, chỉ có giáo dục mới có thể làm thay đổi cuộc sống, con người ngày càng tốt hơn, một người, một gia đình cả một cộng đồng, dân tộc, quốc gia dù nhỏ hay lớn nếu không có được nền giáo dục phát triển thì cộng đồng đó sẽ không phát triển và rơi vào sự đói khổ. Yếu về giáo dục sẽ yếu về năng lực phát triển và sẽ đi vào diệt vong.
  • Giáo dục gồm có ý thức tự học, từ đó tạo được năng lực không ngừng vươn lên. Do đó học là học với mọi người, học ở mọi nơi, học đến già, học cho mình cho gia đình, cho xã hội.
  • Giáo dục là chức năng nhiệm vụ chính của một tổ chức cộng đồng quốc gia đối với mọi thành viên do tổ chức đó quản lý. Do đó một quốc gia dân chủ (vì dân, do dân chọn ra) có trách nhiệm để mọi người dân đều có điều kiện học tập. Không được để dân đói về giáo dục. một người dân đói ăn có thể người dân đó chết. Nhưng một nước đói về giáo dục nước đó có thể bị diệt vong.

DƯỠNG

  • Dưỡng là nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe chúng ta, xây dựng thói quen cuộc sống lành mạnh điều độ trong ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc, vui chơi giải trí điều độ để có một cơ thể tráng kiện, ít bệnh tật cho đến tuổi già.
  • Dưỡng, tu dưỡng tâm tính, luôn nhìn lại hành vi cuộc sống của mình để không ngừng tự hoàn thiện. Chăm sóc những người mà chúng ta trách nhiệm như cha mẹ, vợ /chồng, con cháu, tham gia vào công tác xã hội ở những lãnh vực ta có khả năng trong cộng đồng với tinh thần tự nguyện, tự giác.

Sống Hạnh Phúc Kiến Tạo

X