Dẫn vào
Nhận lời mời của vị chủ tịch Hội đồng Sáng lập và Điều hành “Nhân Humanity”, đồng thời cũng là chủ tịch Hội Marketing Việt Nam,[1] để bản thân chúng tôi có thể tích cực hiện diện và đóng góp một phần nhỏ bé nào đó vào sự kiện “Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2023” sắp tới đây tại VietnamMarcom, số 7 Mỹ Phú 2A, Phú Mỹ, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh (thì thật…), cá nhân chúng tôi rất lấy làm vinh dự được tham gia vào “hành trình giới thiệu sự ra mắt Chương trình Đào tạo Quản trị Nhân nghiệp và dự án Giáo khoa Nhân Giáo Dưỡng” (human education).[2] Trong dịp này, chúng tôi cũng được mời phát biểu về đề tài “Giáo dục khai phóng cho nhân nghiệp…”, một đề tài độc đáo thuộc lãnh vực giáo dục, và dĩ nhiên, theo tôi “khai phóng” cũng như “nhân nghiệp”, đều nằm trong khuôn khổ bao la của “nhân giáo dưỡng”. Vâng, theo cách nói của “Nhân Humanity” thì…
Giáo dục, kinh nghiệm lịch sử trong các thiên niên kỷ trước, đã cho chúng ta biết được, chỉ có giáo dục mới có thể làm thay đổi cuộc sống con người ngày càng tốt hơn, một người, một gia đình, cả một cộng đồng, dân tộc, quốc gia dù nhỏ hay lớn nếu không có được nền giáo dục phát triển thì cộng đồng đó sẽ không phát triển và rơi vào sự đói khổ. Yếu về giáo dục sẽ yếu về năng lực phát triển và sẽ đi vào diệt vong.
Giáo dục gồm có ý thức tự học, từ đó tạo được năng lực không ngừng vươn lên. Do đó học là học với mọi người, học ở mọi nơi, học đến già, học cho mình, cho gia đình, cho xã hội. Giáo dục là chức năng nhiệm vụ chính của một tổ chức cộng đồng quốc gia đối với mọi thành viên do tổ chức đó quản lý.[3]
Vậy thì, cần ý thức tự học, cần tạo năng lực không ngừng vươn lên… để giáo dục sẽ giúp thay đổi cuộc sống. Vâng, “Con đường giáo dục… ai ơi khi tìm thấy / Nhân bản đã vậy… triết lý vị nhân sinh / Tìm được cho mình… tình yêu đời phục vụ / Chuyên môn hội tụ… trong humanity”.[4] Vì thế, khi trình bày đề tài “Giáo dục khai phóng cho nhân nghiệp”, tác giả bài viết này sẽ rất cân nhắc, sẽ tham khảo nhiều nhất có thể những đường hướng của “Nhân humanity” nói chung, và của “Nhân giáo dưỡng…” nói riêng”.[5]
Một thoáng “giáo dục khai phóng”
Vào thế kỷ XIX, những nhà tư tưởng như John Henry Newman, Thomas Huxley, và Maurice đã cổ vũ cho giáo dục khai phóng (liberal education, liberal arts college). Sir Wilfred Griffin Eady còn định nghĩa giáo dục khai phóng là giáo dục cho chính nó và cho sự trau dồi cá nhân, trong đó bao gồm việc giảng dạy các giá trị.[6] Tuy nhiên, khi có dịp nói đến một mô hình hay một nền “giáo dục khai phóng”, người ta thường nghĩ ngay đến đất nước Hoa Kỳ, nơi mà “giáo dục khai phóng” phát triển rất mạnh, và người ta thật dễ dàng kể ra một số không nhỏ những ngôi trường “có ít nhiều danh tiếng…” đang cung cấp những mô hình của một nền “giáo dục khai phóng”. Chẳng hạn như: trường Williams College, ở Williamstown, bang Massachusetts; hoặc trường United States Naval Academy, ở Annapolis, bang Maryland, trường Pomona College, ở Claremont, bang California.[7] Vâng, liệu có phải giáo dục học nói chung giúp “Cẩm tú giang sơn[8] mơ non sông khai phóng / Nang bán nguyệt phong…[9] mộng thực chất khát khao / Nên bậc thanh tao trong tuổi đời niên thiếu / Thánh nhân tiêu biểu Acutis Carlo / Hòa mạng Zalo… Viber… YouTube… YouTuber ta cầu nguyện / Mạng lưới uy quyền cao tốc về thiên đàng…”?[10]
Tuy nhiên, trước hết ta cần biết qua một chút về các tên gọi liên quan đến hệ thống giáo dục như: “university” và “college”, “national university (NU)” và “liberal arts college (LAC)”. Thật vậy, tuy có vẻ quen thuộc với nhiều người nhưng hai thuật ngữ “university” và “college” không hề đơn giản chỉ là những từ ngữ được dùng để chỉ bậc “đại học bốn năm” (university) và bậc “cao đẳng ba năm” (college) như nhiều người vẫn thường hiểu, và sử dụng trong phạm vi của mình; bởi thực ra, cả hai còn rất tùy thuộc vào ngữ cảnh…. Vâng, khái niệm university và college (nhất là college) cần được hiểu và sử dụng theo những ngữ nghĩa rất linh hoạt: tốt nghiệp “đại học” (đâu chỉ có cử nhân, bởi graduate studies như thạc sĩ, tiến sĩ cũng thuộc bậc đại học mà), còn tốt nghiệp “cao đẳng” (trong hệ thống giáo dục LAC chẳng hạn: chương trình đâu chỉ là hai năm, ba năm của undergraduate studies, tức là bậc học ngay sau tú tài, hay cấp III…).[11]
Thật vậy, giáo dục khai phóng khác biệt với giáo dục truyền thống ở chỗ: khi nỗ lực khuyến khích học viên thoải mái tập trung vào việc phát triển những khả năng riêng của mình, giáo dục khai phóng cũng rất tập trung vào việc dạy “người”. Giáo dục khai phóng là “một triết lý giáo dục cung cấp cho các cá nhân một nền tảng kiến thức rộng và những kỹ năng có thể chuyển đổi được, và một cảm nhận mạnh mẽ về các giá trị, đạo đức, và sự can dự vào đời sống công dân…”.[12] Vì thế, vẫn mong “cẩm tú giang sơn”, vẫn “mơ non sông khai phóng”, giáo dục khai phóng như một xu hướng mới trong đào tạo đại học,[13] vẫn tập trung vào Zalo, Viber, YouTube, YouTuber…, vẫn “mộng thực chất”, nhắm đến lối sống “nên bậc thanh tao”.
Trong cái nhìn với thực tại ở Việt Nam
Có một thực tế rất “tinh tế” là… trong khi danh từ university thường được sử dụng để diễn tả các trường đại học trong hệ thống đại học quốc gia (national university, viết tắt là NU) thì danh từ college lại thường được dùng để chỉ các trường đại học thuộc hệ thống “giáo dục khai phóng”.[14] Thêm vào đó, college còn thường được sử dụng để chỉ toàn bộ hệ thống giáo dục bậc tiếp theo của trung học phổ thông, trung học nghề… (cả “đại học bốn năm” và “cao đẳng ba năm”). Thì ra, không chỉ là tinh tế mà còn là nhiều khác biệt!
Tại Việt Nam, khi nói đến “cao đẳng” (college), không ít người cho rằng cấp học này không sánh được với “đại học” (university), mặc dù như đã nói ở trên, khái niệm university và college cần được hiểu và sử dụng theo những ngữ nghĩa rất linh hoạt. Thật vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, các ngành trình độ cao đẳng thường gặp nhiều khó khăn vì thực tế không dễ đáp ứng đủ các điều kiện quy định. Lý do chủ yếu là bởi các trường không tuyển được sinh viên trong ba năm liên tiếp hoặc không đảm bảo đội ngũ như yêu cầu về điều kiện mở ngành.[15] Mà thật vậy, “thầy nào trò nấy”, đối với giảng viên bậc đại học, cao đẳng thì… trình độ học vấn (có lẽ cả văn hóa nữa, nếu ta được phép thêm vào để đúng nghĩa “thầy nào trò nấy”, “cha nào con nấy”) đã được quy định rõ ràng. Chẳng vậy mà, theo Điều 72 Luật Giáo Dục 2019 thì:
- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
- a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
- b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
- c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
- d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.[16]
Vậy theo bạn, từ cái nhìn trong thực tế ở Việt Nam, giáo dục nói chung, và nói riêng một cách đặc biệt nhất có thể: “giáo dục khai phóng” có vai trò gì đối với nhân nghiệp (human career)? Mô hình “giáo dục khai phóng” có chú trọng đến việc phát triển toàn diện con người không?
Giáo dục khai phóng và nhân nghiệp
Chắc chắn không phải là career man với ý nghĩa là “tay ngoại giao nhà nghề”, nhân nghiệp (human career) là nghề nghiệp của con người, và có thể đối với không ít người, khi hoàn tất chương trình cử nhân, hay cao đẳng, hay trung học chuyên nghiệp… thì đó cũng sẽ là thời điểm sở đắc bước đầu… đối với nghề nghiệp của cả một đời. Vì thế, nhân nghiệp rất cần chuyên nghiệp.
Vâng, theo một thống kê nọ, người ta nhận thấy rằng, có đến 74% CEO – tổng giám đốc, giám đốc công ty, giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, định hướng chiến lược và đưa ra các quyết định quan trọng nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh và tạo ra giá trị tăng trưởng cho công ty – của Mỹ xuất thân từ môi trường đại học thuộc hệ thống “giáo dục khai phóng”.[17] Ngay như tại Pháp cũng vậy, Université Libérale de Paris rất tự hào là trường đại học ứng dụng mô hình giáo dục khai phóng rất thành công.[18]
Thật ra, chúng ta còn chắc chắn có thể đưa ra nhiều thống kê tích cực khác nữa. Nhưng nếu tự ướm định một cách tổng quát, và nếu cứ hỏi “giáo dục khai phóng” có vai trò gì đối với nhân nghiệp thì sao; và nếu triết lý giáo dục khai phóng là một triết lý nhấn mạnh đến việc phát triển con người toàn diện, thì… “toàn diện con người” (bao gồm cả nhân trí, nhân chí, nhân bản…) phải như thế nào là thích hợp nhất?
Thật vậy, mô hình “giáo dục khai phóng” không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức chuyên ngành mà còn phải chú trọng đến việc phát triển toàn diện con người. Đâu phải chỉ có khả năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, giao tiếp hiệu quả và sáng tạo mà còn nhân chí, nhân bản…: “Công dân giáo dục… môn học còn dạy chữ / Là đòn chí tử… dạy chữ không dạy người / Trí tuệ mỉm cười… đầu óc hay lý luận / Ý chí… bình quân… chiếm tỷ lệ tối đa”.[19] Tư tưởng cốt yếu của giáo dục khai phóng phải là sự khai mở những điều mới mẻ, khai thác tối đa tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân, giải phóng tư duy, năng lực của con người, tạo điều kiện cho tình yêu phát triển. Bởi lẽ, bầu khí giáo dục nói chung, giáo dục khai phóng, giáo dục con người nói riêng… rất quan trọng: “Giáo dục học đường… tất thiết yếu / Bầu khí thương yêu… từ gia đình / Chớ để cho tình… đi lạc lối / Dung môi xã hội… lẫn thế thời”.[20]
Vì thế, trong Tin-Cậy-Mến Ki-tô giáo, mô hình “giáo dục khai phóng” hãy cùng với ân sủng Trời Cao mà góp phần kiến tạo cho các Ki-tô hữu có cơ hội phát huy tối đa khả năng tự nhiên của mỗi người, trở thành một công dân có ích cho xã hội; góp phần rèn luyện các Ki-tô hữu biết mở chiều rộng, đào chiều sâu và luôn hướng đến chiều cao của hạnh phúc vĩnh cửu mà mỗi môn học, với định hướng tìm đến chân lý tối hậu, đều có thể hướng đến, nhất là các môn học liên ngành. Thật vậy, “Chén vàng kính dâng… đẹp óng ánh / Bởi Thầy Chí Thánh… Đấng Toàn Năng / Cho đời dấu thăng… “thua mà thắng” / Doanh thời nếu vắng… trắng thành đen / Nhân sự đan xen… hoa chen đá / Công quả đon đả… lá chen hoa / Giáo dục thiết tha… cha nghệ thuật / Kết tinh quy luật… ‘thật là hơn’ / Nối vòng tay lớn… bàn tay nhỏ / Sống gương sáng tỏ… bỏ hẹp hòi / Lời Chúa sáng soi… ngọc trong đá / Chúa yêu tất cả… tình bao la”.[21]buy online
Trùng trùng điệp điệp những ước mơ…
Ba trí thức trẻ nọ gặp lại nhau sau gần 20 năm xa cách mái trường cấp III thân yêu ở một tỉnh nhỏ. Vâng, họ từng là những người bạn thân chung một lớp! Ngay sau ngày tốt nghiệp trung học phổ thông cấp III, ba bạn đã chia tay nhau “mỗi người một ngả đi, mỗi người một trường đại học khác, mỗi người một hướng nghiệp khác nhau… tại ba quốc gia khác nhau. A đi học tại Hoa Kỳ và nay là một bác sĩ mắt chuyên khoa II; còn B thì lại là tiến sĩ vật lý học hạt nhân tốt nghiệp tại Liên bang Nga; chỉ có C là ở lại Việt Nam và nay trở thành nhà giáo ưu tú, dạy văn học Việt Nam. Ba người bạn, ba công việc, ba hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, ngày gặp lại… tình bạn thân thiết ngày xưa mau chóng hiện hình sống động, kết nối các bạn… thiết thân trở lại “như xưa và còn hơn cả xưa”. Một trong những đề tài trò chuyện thú vị nhất của ba bạn chính là kỷ niệm học hành ngày xưa, và giáo dục học đường ngày nay.
Có lần vị bác sĩ nhãn khoa nói rằng: “Thời gian trôi qua nhanh quá, tớ ước gì được sống lại những kỷ niệm xưa…”. B hỏi ngay: “Để làm gì nào?” – “Ờ thì tớ sẽ học hai môn sinh và hóa theo cách thực nghiệm nhiều hơn!” A trả lời ngay. Nhưng C lại chen vào: “Các cậu có biết không, tớ dạy chuyên văn, nhưng không ít các học trò của tớ cũng rất giỏi các môn khoa học tự nhiên, dĩ nhiên trong đó có môn sinh vật và hóa học”. “Đồng ý, vì đó là môi trường trung học phổ thông…”, A và B gần như đồng thanh vì họ cùng một ý tưởng như thế.
Sau đó các bạn đề xuất một việc làm chung. Thế là một câu lạc bộ truyền thông “không chuyên” của chính các bạn đã ra đời. Với “trùng trùng điệp điệp những ước mơ” của tuổi học trò, rồi nay là các trí thức trẻ, đầy tiềm năng… thì một trong những đề tài đầu tiên của các bạn chính là “Giáo dục khai phóng giúp hướng nghiệp tương lai”. Vâng, các bạn thật tâm đắc… “Lúc màn ảnh rộng lúc thì màn ảnh nhỏ / Lúc quyển sách to lúc tiếng hát lời ca / Lúc truyền tin xa lúc nói chuyện trực tiếp / Trùng trùng điệp điệp những cách thế thông truyền”.[22] Trùng trùng điệp điệp những ước mơ.
Chương trình kỷ niệm Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11 và Giới thiệu Chương trình Đào tạo Xây dựng Phát Triển và Quản Trị Nhân Nghiệp, Dự án Giáo Khoa Nhân – Nhân Giáo Dưỡng. VietnamMarcom 20.11.2023
Gợi ý thảo luận
- Thông thường, việc một người học viên nào đó chọn lựa chương trình giáo dục đào tạo cho mình thì người ấy phải luôn đưa ra một quyết định tương thích với kỳ vọng cá nhân của chính mình. Cũng vậy, việc lựa chọn “đại học” (university) hay “cao đẳng” (college), thuộc hệ thống đại học quốc gia (national university, NU), hay thuộc hệ thống “giáo dục khai phóng” (liberal education, liberal arts college, LAC)”. Nhưng theo bạn, đâu là sự khác biệt cần làm rõ tỏ tường hơn giữa hai hệ thống, hai mô hình giáo dục: giáo dục truyền thống, đại học quốc gia (national university, NU) và giáo dục khai phóng (liberal education, LAC)? Hãy trình bày những gì bạn biết nhé.
- Không chỉ nỗ lực khuyến khích học viên thoải mái tập trung vào việc phát triển những khả năng riêng của mình, mà còn rất tập trung vào việc dạy “người”, giáo dục khai phóng là “một triết lý giáo dục cung cấp cho các cá nhân một nền tảng kiến thức rộng và những kỹ năng có thể chuyển đổi được, và một cảm nhận mạnh mẽ về các giá trị, đạo đức, và sự can dự vào đời sống công dân…”. Theo đó, có phải vì mang tính đa nguyên và toàn cầu, giáo dục khai phóng vẫn cung cấp cho học viên những cơ hội tiếp cận nhiều lãnh vực học thuật bên cạnh chương trình học chuyên sâu? Hãy cho một vài thí dụ.
- Nếu một học viên quan tâm đến việc được đào tạo trong hệ thống giáo dục khai phóng nhằm mở ra cánh cửa chuyên môn mà anh ta muốn sử dụng để làm việc trong tương lai.. đồng thời mang tính đa nguyên và toàn cầu thì có gì khác nếu anh ta cứ theo học trong hệ thống giáo dục truyền thống, mô hình đại học quốc gia? Cụ thể?
05-11-2023, Minh Triết CD
GIÁO DỤC KHAI PHÓNG
CHO NHÂN NGHIỆP… 1
Dẫn vào
Một thoáng “giáo dục khai phóng”
Trong cái nhìn với thực tại ở Việt Nam
Giáo dục khai phóng và nhân nghiệp
Trùng trùng điệp điệp những ước mơ…
Gợi ý thảo luận
Giáo dục khai phóng cho nhân nghiệp… 1
[1] Với vai trò đại diện kết nối các tổ chức hiệp hội quốc gia, khu vực và quốc tế, Trần Hoàng, chủ tịch Vietnam Marcom (VMA), chủ tịch hội Marketing Việt Nam, có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghiệp truyền thông tiếp thị. Ông cũng là nhà sáng lập Thư viện chuyên khảo công nghệ tiếp thị, quảng cáo đầu tiên tại Việt Nam và VietnamMarcom, tổ chức giáo dục đào tạo chuyên ngành truyền thông tiếp thị và xây dựng thương hiệu (x. https://vma.org.vn/ong-tran-hoang…).
[2] Nhân giáo dưỡng: human education, éducation humaine, 人文教育 (rénwén jiàoyù).
[3] Nhân giáo dưỡng, Sống hạnh phúc kiến tạo… “https:// nhan.edu.vn/nhan-giao-duong” (lấy ngày 05-11-2023).
[4] X. BHvNB, Sỏi đá vẫn cần có nhau… 1, T4, số 33.
[5] Nhân hiệu Việt, Sống hạnh phúc kiến tạo… “Conference – Nhân – Humanity (nhan.edu.vn)” (lấy ngày 10-10-2023).
[6] X. J. F. C. Harrison (1954); A History of the Working Men’s College (1854-1954), tr 191 (Routledge Kegan Paul ISBN 0-415-43221-9).
[7] Vâng, người ta còn hoàn toàn có thể tham khảo thêm những trường đại học “tên tuổi” sau đây: (1) Carleton College, Northfield, MN; (2) Grinnell College, Grinnell, IA; (3) Washington and Lee University, Lexington, VA; (4) Middlebury College, Middlebury, VT; (5) Colby College, Waterville, ME; (6) Hamilton College, Clinton, NY; (7) Wesleyan University, Middletown, CT; (8) Bates College, Lewiston, ME; (9) Grinnell College, IA.
[8] Cẩm tú giang sơn” (錦繡江山) có nghĩa là “non sông gấm vóc”.
[9] Nang bán nguyệt phong (囊半月風) có ý nói cách tao nhã “nửa túi gió trăng” (“đề huề lưng túi gió trăng”).
[10] BHvNB, Sỏi đá vẫn cần có nhau… 2, T4, số 5.
[11] Ngay cả thuật ngữ college trong community college cũng không nhất thiết phải hiểu là cao đẳng cộng đồng, bởi đúng hơn, đó chính là đại học cộng đồng (dù hầu hết các sinh viên trong trường này, sau hai năm học sẽ chuyển tiếp sang NU hoặc LAC.
[12] X. Association of American Colleges & Universities, “What is Liberal Education?” (lấy ngày 05-11-2023) trong “https://www.aacu.org/”.
[13] X. Báo Nhân dân Điện tử, “Giáo dục khai phóng: Xu hướng đào tạo đại học mới cho Việt Nam?” (lấy ngày 17-10-2017) (https://nhandan.vn/giao-duc-khai-phong-xuh…).
[14] Một số ít các trường hoặc ký túc xá (residential college) thuộc hệ thống NU cũng được gọi là college: College of Agriculture, College of Engineering, Boston College, Harvard College, Yale College, Berkeley College, Holy Name College; và ngược lại cũng vậy, có một số ít trường thuộc hệ thống LAC cũng được gọi là university: Wesleyan University, Bucknell University.
[15] X. https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/giang-vien-dai-hoc-cao-dang..; https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc… (đối với cao đẳng chẳng hạn, phải có tối thiểu bốn giảng viên trình độ thạc sĩ).
[16] Thư viện Pháp luật, “Giảng viên đại học, cao đẳng phải đáp ứng yêu cầu gì về trình độ chuẩn được đào tạo? Giảng viên đại học thì được hưởng những chính sách nào?” (https://thuvienphapluat.vn…).
[17] VTCNews, Giáo dục khai phóng của Mỹ: Hướng đi vững chắc cho nền giáo dục Việt (x. https://vtc.vn/giao-duc-khai-phong-cua-my-huong-di-vung-chac…).
[18] Dĩ nhiên, các sinh viên có thể tham khảo rất nhiều chương trình học tiên tiến tại đây, cách riêng các chương trình cao học của trường.
[19] BHvNB, Sỏi đá vẫn cần có nhau… 1, T21, số 19.
[20] Ibid., T24, số 46.
[21] Mục Tử Nhân Lành Giê-su bồng con chiên trên vai (CBC “Chúa Bồng Con”: The Catholic Businesspeople of Connections) (DNCG Kết Nối).
[22] BHvNB, Sỏi đá vẫn cần có nhau… 1, T79, số 73.